Bạn mua một lon nước ngọt, khui nắp, đưa lên miệng uống… rồi ném chúng vào thùng rác mà không nghĩ đến tác hại gây ra cho sức khỏe.
Khi đến tay người tiêu dùng, lon nước đã đi một quãng đường dài từ nhà máy sản xuất đến các đại lý phân phối, sau đó đến tay chúng ta. Liệu nó có an toàn để bạn đưa lên miệng uống trực tiếp?
Vi khuẩn E.coli
Các chuyên gia y tế nổi tiếng của chương trình thực tế Doctors đã tiến hành thử nghiệm trên các lon nước ngọt tại các điểm bán vào năm 2017, cho thấy: dù mọi thứ bên ngoài lon nước ngọt đều sạch sẽ nhưng vẫn có sự tồn tại của vi khuẩn E.coli – vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, hô hấp và viêm phổi.
Hóa chất BPA
BPA (bisphenol A) là hóa chất được sử dụng trong quá trình chế tạo ra chai nhựa. Hóa chất này được các nhà sản xuất loại bỏ sau khi tìm thấy nó có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố ở người. Hợp chất này vẫn được tìm thấy ở lớp phủ bề mặt của một số lon nước ngọt. Chất này gây cao huyết áp và nguy hiểm cho bệnh nhân bị bệnh tim.
Ảnh hưởng đến vị giác
Đối với một số người có lưỡi nhạy cảm sẽ nếm được vị của kim loại khi uống trực tiếp từ miệng lon, điều này gây ảnh hưởng đến vị giác.
Giảm hệ miễn dịch
Vào năm 2013, đài truyền hình CBS tại Texas (Mỹ) đã tiến hành lấy mẫu thử trên miệng lon tại các cây xăng, nhà hàng, trường học, máy bán hàng tự động… đa số chúng đều nhiễm stenotrophomonas maltophilia, pseudomonas luteola, và enterobacter cloacae. Những vi khuẩn này là tác nhân làm giảm hệ miễn dịch và gây ra các bệnh về nhiễm trùng.
Ảnh hưởng đến môi trường
Nhôm là nguồn tài nguyên bền vững và có thể tái chế đến 100%, nhưng quá trình lấy nhôm từ các quặng bauxite và sản xuất lại thải ra năng lượng gấp đôi việc sản xuất ra một chai thủy tinh.
Theo Hà Di