Mỗi ngày, gan phải đảm nhiệm ít nhất 4 công việc rất nặng nề, vì thế nên rất dễ sinh bệnh nếu không được quan tâm chăm sóc tốt. Đây là lời khuyên dành cho bạn để gan khỏe hơn.
Gan là một trong những bộ phận nội tạng quan trọng hàng đầu trong cơ thể khi chúng phải đảm nhiệm những trọng trách rất nặng nề giúp chúng ta khỏe mạnh mỗi ngày. Nhưng tiếc rằng, nhiều người có thể đã biết điều đó, nhưng lại chưa có cách tốt nhất để chăm sóc gan, khiến sức khỏe của gan ngày càng suy giảm.
Mỗi ngày, gan phải làm những nhiệm vụ gì?
1, Trao đổi chất
Mỗi ngày chúng ta ăn vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm, trong thức ăn bao gồm nhiều đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin… và rất nhiều các thành phần khác.
Sau khi thức ăn được tiêu hóa tại dạ dày, chúng bắt đầu được chuyển đi và gan phải đảm nhiệm chức năng xử lý các chất hóa học, tạo ra các thành phần dinh dưỡng mà cơ thể cần, cung cấp đến những nơi cần thiết, giúp cơ thể duy trì hoạt động và sự sống được kéo dài.
2, Giải độc
Trong quá trình hoạt động trao đổi chất của cơ thể, sẽ sản sinh ra rất nhiều các chất cặn bã, độc hại. Khi chúng được trộn lẫn vào nhau, cùng với nước, sẽ tạo thành rất nhiều độc tố, đây là thứ cần gan phải phân loại và xử lý, chức năng giải độc sẽ rất nặng nhọc.
Gan cũng là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, miễn là gan của bạn đang hoạt động trong trạng thái bình thường, thì bạn sẽ không cần phải lo lắng về độc tố còn lại trong cơ thể hoặc bị ngộ độc.
3. Duy trì miễn dịch
Gan hoạt động chăm chỉ hàng ngày, có thể bảo vệ sức khỏe bằng thực bào, cô lập và loại trừ mầm bệnh xâm lấn và nội sinh, từ đó tăng cường sức khỏe.
4, Sản xuất mật
Gan có chức năng tổng hợp các yếu tố huyết dịch, điều tiết, chuyển hóa nước và muối cùng với các tác dụng sinh lý khác.
Bạn cần làm gì để giúp gan khỏe mạnh hơn?
1, Xoa bóp, mát xa vùng mắt
Theo quan niệm của Đông y, dưỡng gan sẽ làm sáng mắt, điều này có nghĩa là, gan có sự kết nối chặt chẽ đến mắt. Muốn gan khỏe thì mắt cũng phải khỏe, và khi mắt khỏe thì gan sẽ khỏe.
Bình thường, bạn nên dành thời gian mát xa mặt, vùng dưới mắt và xung quanh mắt, tập thể dục cho mắt, giảm nhẹ tình trạng mệt mỏi của vùng mắt. Mắt sáng bao nhiêu thì gan khỏe bấy nhiêu.
2, Tập thể dục Aerobic, tập hít thở
Bạn nên bắt đầu bằng các bài tập thể dục aerobic ở cường độ thấp, nhưng duy trì trong dài hạn. Mục tiêu của bài tập là giúp cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh, từ đó mang lại những lợi ích tốt nhất cho gan.
Ngoài ra, bạn có thể tập các bài tập liên quan đến hít thở như chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe đạp, leo cầu thang, khiêu vũ, bơi lội và các môn thể thao tương tự như vậy.
Các bài tập này giúp tạo cảm giác hưng phấn, giảm insulin trong huyết tương, catecholamin, glucagon, tăng tiết hormone và tăng trưởng hormone, ức chế sự tổng hợp triglycerid và thúc đẩy sự phân giải mỡ trong gan.
3, Xoa bóp kinh mạch hỗ trợ gan
Bạn có thể ngồi trên giường, một chân duỗi thẳng về phía trước, một chân co lại đặt phẳng trên sàn, hai tay đè nhẹ lên đùi, men theo phần giữa đùi trong có kinh gan tạng, dùng tay vuốt từ giữa đùi trong đến đầu gối, làm như vậy khoảng 40-50 lần.
Sau đó tiếp tục vuốt và xoa bóp chân còn lại. Bạn có thể xoa ngoài quần, hoặc xoa trực tiếp lên da thì nên bôi kem mát xa để tránh làm tổn thương da.
Những người có bệnh gan thì nên luyện tập thế nào?
Hoạt động thể dục thể thao cần dựa vào thể lực của bản thân, không nên vận động quá sức, đặc biệt là người bệnh.
Người bị bệnh gan nên tập thể dục đều đặn nhưng nhẹ nhàng, tránh cường độ cao, tránh các môn hoạt động mạnh.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi tập thể dục thì nên xem lại và điều chỉnh, giảm ngay mức độ tập và chuyển sang tập các môn tĩnh hơn cho đến khi nào cảm thấy bình thường dễ chịu sau khi tập thể dục là được.
Khi cơ thể khỏe trở lại, bạn lại tiếp tục tăng cường độ và thời gian tập lên để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Không có bí quyết nào tốt hơn là việc bạn phải tự lắng nghe cơ thể mình.
Người có sức khỏe gan yếu thì không khuyến khích tập các môn như xà đơn, xà kép, những bài tập Gym nặng, những bài cần nằm ngửa để đẩy tạ… Tránh những bài tập dùng quá nhiều đến cơ bụng, đứng lên ngồi xuống hoặc mở lồng ngực quá căng, tạo ra áp lực lớn lên thành ổ bụng.
Bệnh nhân bị bệnh gan nếu tập quá nặng sẽ làm tăng áp lực, có thể khiến tĩnh mạch bị giãn, gây xuất huyết ở đường tiêu hóa.
Tốt nhất, nếu tập thể dục không mang lại sự an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp để vừa có thể tập, lại đảm bảo sức khỏe và sự vận hành thuận lợi của gan.
Theo Trí thức trẻ