Những người “hâm mộ” tinh bột (carb) ơi! Các bạn sẽ muốn biết những gì các chuyên gia dinh dưỡng nói về món ăn yêu thích này của bạn đấy.
Carbs bị đánh giá một cách khá tiêu cực trong mắt nhiều người, bởi mọi người cho rằng ăn những thức ăn chứa nhiều tinh bột-đường sẽ luôn đi đôi với việc bị tăng cân. Đa số những người có nhu cầu giảm cân đều đi theo chế độ ăn kiêng “low-carb, high-fat” và họ cho rằng chúng thật sự có tác dụng. Nhưng mới đây, một chế độ ăn uống hoàn toàn mới được lan truyền rộng rãi khắp thế giới và đây là thực đơn tuyệt vời dành riêng cho những người yêu cơm, phở, bánh mì mà lâu nay phải kìm hãm vì sự gia tăng ám ánh của carb: chế độ ăn kiêng super carb (hay còn gọi là chế độ ăn kiêng siêu carb).
Tên nó là vậy, nhưng chế độ ăn không khuyến khích bạn chỉ ăn carbs. Chế độ ăn này được sáng lập bởi một cựu huấn luyện viên, Bob Harper. Ông cho rằng chế độ ăn super carb ưu tiên sự cân bằng giữa tất cả các chất dinh dưỡng – protein, chất béo và carbs. Harper nói mỗi bữa ăn chính hay ăn nhẹ bạn nên nạp vào cơ thể khoảng 40% protein, 30% chất béo và 30% carbs.
Theo tỷ lệ phân chia giữa các chất đó, bạn sẽ không bị ăn một lượng carbs lớn trong mỗi bữa ăn. Nhưng các carbs bạn ăn phải thật “siêu cấp”, tức là thực phẩm đó phải chứa nhiều chất xơ, phải thế chúng mới tạo năng lượng cho cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa. Một số thực phẩm như là bánh mì, mỳ, gạo nguyên cám, gạo lứt sẽ là lựa chọn tốt khi bạn tìm thực phẩm chứa carb “siêu cấp”.
Chế độ ăn siêu carb của nhà sáng lập
“Tôi không muốn sống một cuộc sống mà các thực phẩm giàu tinh bột – đường không có mặt trong thực đơn của tôi”, Harper chia sẻ. Sau khi bị lên cơn đau tim vào tháng 2 năm 2017, anh đã tạo ra chế độ ăn kiêng super carb để đảm bảo cơ thể nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà vẫn duy trì cân nặng và khả năng phục hồi.
Chế độ ăn điển hình trong ngày của Harper bao gồm 3 bữa ăn chính và 1 bữa ăn nhẹ. Với bữa sáng, anh thường làm bánh mì Ezekiel kẹp trứng. Với bữa trưa, anh chọn ức gà với một phần tư trái bơ, ăn cùng với rau hấp và gạo lứt. Bữa cuối cùng trong ngày Harper sẽ chọn một loại thịt đỏ hoặc cá để ăn cùng với gạo lứt hoặc mì ống quinoa, và đương nhiên không thể thiếu rau củ luộc.
Thỉnh thoảng, anh lên cơn thèm ngọt, anh đối phó với chúng bằng cách bỏ dầu mỡ ra khỏi bữa tối và thay vào đó là bơ đậu phộng ăn kèm với món tráng miệng. Nhìn chung, bí quyết số một của anh là gắn bó với những loại chế biến càng nhanh càng tốt. “Đó là một cách để mọi người bắt đầu nghĩ về những gì họ đang ăn, chứ không chỉ ăn một cách vô thức”, Harper nói.
Chế độ ăn đã có trong nhiều thập kỷ
Hóa ra, phương pháp của Harper không có vẻ mới. Nhà soạn thảo dinh dưỡng y tế Cynthia Sass, MPH, RD kể rằng: “Các chuyên gia dinh dưỡng đã đề xuất phương pháp ăn uống cân bằng này trong nhiều thập kỷ”. Sass nói Harper đúng, carbs vốn không gây béo phì.
Vậy tại sao mọi người lại có thể giảm cân nhờ chế độ ăn low-carb? Những người nhận được kết quả như thế có khả năng là họ đã ăn quá nhiều carbs tinh chế.
Sass giải thích: “Loại bỏ hoàn toàn carbs không phải là giải pháp, mà là chọn các loại carbs giàu dinh dưỡng, chưa tinh chế để cơ thể phải dành nhiều năng lượng để tiêu hóa nó”.
Mặc dù kế hoạch ăn uống này có thể không đi vào lịch sử ngành dinh dưỡng, nhưng chuyên gia Sass khuyên mọi người nên xem xét về việc tuân theo chế độ ăn này bởi nó có khả năng cân bằng các chất dinh dưỡng. Chuyên gia tin rằng super carb chắc chắn mang lại lợi ích cho bạn trong việc giảm cân.
Sass khuyến nghị nên tiêu thụ các loại carbs lành mạnh như khoai lang, quinoa, đậu, đậu lăng và đậu xanh.
“Một lần nữa, ý tưởng của chế độ ăn là sự cân bằng, với mục tiêu sử dụng đúng và đủ số lượng để có thể giảm cân mà không cướp đi bất kể các chất dinh dưỡng quan trọng nào của cơ thể”, Sass nói. “Vì vậy, nó không phải là một chế độ ăn uống carb cao hay một chế độ ăn uống carb thấp, mà là một chế độ ăn uống với lượng carb vừa phải”.
Theo Hồ Tiên/HC