logo
banner top
banner top

Nước tăng lực gây đột quỵ?

Ngày đăng: 17/02/2019 10:02

Các BS đã từng gặp những ca đột quỵ sau khi uống nước tăng lực. Một số người có thể sẽ phản ứng ngay, khó thở, mệt mỏi, suy kiệt dẫn đến đột quỵ. Nhưng cũng tùy cơ địa mỗi người mà có thể vài tháng, hoặc vài năm mới phát bệnh.

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Một cô gái tên N.V vừa chia sẻ câu chuyện của bản thân lên trang cá nhân sau khi gặp những dấu hiệu liên quan đến đột quỵ mà nguyên nhân được cho là do uống nước tăng lực liên tục với số lượng lớn. Bài viết này thu hút rất nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Cô gái cho biết bản thân nghiện uống nước tăng lực từ năm cấp 3. Một ngày cô có thể uống hết 1 lốc 6 lon liên tục. Và theo cô, đây là nguyên chính dẫn mình đến với những dấu hiệu bất thường như thế.

BS Phạm Văn Hưng, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho biết trường hợp của cô gái trẻ trên chưa có sự xác nhận chính xác từ bệnh viện liệu cô gái có thật sự bị đột quỵ hay không và liệu việc uống nước tăng lực có phải là nguyên nhân.

Tuy nhiên, bác sĩ Hưng cũng chia sẻ trước đây đã gặp những ca bệnh bị đột quỵ sau khi uống nước tăng lực. Một số người có thể sẽ bị phản ứng ngay, khó thở, mệt mỏi, suy kiệt dẫn đến đột quỵ nhưng nguy hiểm là hầu hết các lại nước tăng lực này tích tụ theo thời gian. Tùy theo cơ địa mỗi người mà có người vài tháng, hoặc vài năm mới phát bệnh.

Nước tăng lực gây đột quỵ? - ảnh 1
Ngoài chất caffein ra, trong nước ngọt và nước tăng lực chứa rất nhiều đường, năng lượng rỗng và hóa chất tạo màu, tạo mùi. Do đó, loại nước này càng uống càng nóng trong cơ thể và nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường. Ảnh minh hoạ: Internet

Theo các chuyên gia, vì có mùi vị và màu sắc rất kích thích nên nước tăng lực không chỉ là thức uống yêu thích của trẻ nhỏ mà không ít người lớn cũng nghiện loại nước này. Nguyên nhân chính là do lượng caffeine có trong nước tăng lực rất nhiều so với trong cà phê. Đây là chất gây nghiện nên càng uống sẽ càng bị nghiện.

“Khi uống loại nước này vào cơ thể, chỉ cần 5 phút là chúng đi xuống ruột, hấp thu rồi di chuyển đến các bộ phận cơ thể. Nếu các cơ quan nội tạng còn tốt thì lượng nước sẽ được đào thải nhanh, nhưng hóa chất gây độc có trong nước thì chưa xác định được thời gian tồn đọng bao lâu trong cơ thể.”, BS Hưng nhấn mạnh.

Nước tăng lực gây đột quỵ? - ảnh 2
Không chỉ nước tăng lực, nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy có mối liên kết giữa việc tiêu thụ thường xuyên các loại đồ uống có đường và suy tim ở nam giới. Ảnh minh hoạ: Internet

Việc thu nạp lượng đường quá nhiều về lâu dài ngoài tiểu đường thì nước tăng lực cũng sẽ dẫn đến một số bệnh liên quan đến tim, thận, gan. Năng lượng rỗng khiến người uống không có cảm giác đói. Họ thậm chí họ còn bị chán ăn, dần dài cơ thể bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Không chỉ nước tăng lực, nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy có mối liên kết giữa việc tiêu thụ thường xuyên các loại đồ uống có đường và suy tim ở nam giới.

TS. Susanna Larsson, Viện Y học Môi trường Karolinska, Stockholm, Thụy Điển cùng các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu 48.850 nam giới được sinh trong khoảng những năm 1918 và 1952 tại Thụy Điển, những người này được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi gồm một số thông số về hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, đặc điểm nhân trắc học và lối sống. Trước khi phân tích, nhóm nghiên cứu loại bỏ một số trường hợp đã có tiền sử mắc bệnh tim và 42.400 người đủ điều kiện tham gia.

Kết quả cho thấy: “Những người đàn ông tiêu thụ ít nhất 2 khẩu phần đồ uống có đường mỗi ngày tăng 23% nguy cơ suy tim so với những người không tiêu thụ”. Suy tim ảnh hưởng đến 23 triệu người trên toàn thế giới. Đáng lo ngại, suy tim dường như ngày càng gia tăng, đặc biệt ở nam giới và người già. Trong một đánh giá gần đây cho thấy, có ít nhất 20 nghiên cứu chứng minh mối quan hệ giữa dinh dưỡng và suy tim. Qua đây, các nhà khoa học khuyến cáo người dân, đặc biệt là nam giới tiêu thụ nước ngọt vừa phải tránh dẫn đến nguy hại cho sức khỏe.

Theo Tiền Phong

Tags: , ,