Các bức ảnh ẩn chứa chi tiết tưởng như vô lý đã đánh lừa hoặc khiến nhiều người phải “vò đầu bứt tai” đi tìm lời giải thích.
Waving Wok: Bức ảnh chảo cơm rang khổng lồ xuất hiện và nhanh chóng “gây bão” mạng. Hầu hết mọi người đều bị đánh lừa và tỏ ra thán phục trước kỹ thuật rang cơm của Kanta – chàng trai trong hình. Tuy nhiên, thực tế chảo cơm chỉ là đồ giả mà theo Kanta có giá lên đến 3.938 USD (khoảng hơn 90 triệu đồng), được anh mượn về để quay vlog chơi khăm người bạn cùng phòng. Ảnh: Twitter. |
|
Vạch kẻ đường 3D: Bức ảnh này tạo ảo giác khiến mọi người thấy những khối đá lớn trôi nổi trong không trung. Thực tế, đây chỉ là những vạch kẻ đường 3D tại Iceland. Chính quyền nước này hy vọng các vạch kẻ này sẽ khiến tài xế giảm tốc độ trên các đoạn đường giao nhau nguy hiểm. Ảnh: Twitter. |
|
Ảo ảnh Jastrow: là loại ảo ảnh thị giác mà khi ta đo chiều dài của 2 vật vòng cung, vật bên trong trông dài hơn vật bên ngoài nhưng thực tế, 2 vật có kích thước bằng nhau. Ảnh: Imgur. |
|
Em bé ở trên hay dưới mặt nước: Bức ảnh từng khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt. Đáp án ở trên mặt nước được nhiều người đồng thuận hơn vì mái tóc cô bé hoàn toàn khô. Có lẽ cô bé đã giẫm mạnh, làm những giọt nước bắn lên, gây ra lầm tưởng rằng cô bé đang ở dưới nước. Ảnh: Twitter. |
|
Ảnh động có tiếng: Rõ ràng những tấm ảnh động định dạng gif không hề có âm thanh, nhưng nhiều người lại cho biết họ nghe thấy tiếng động. Theo The Verge, đây là dạng ảo giác đặc biệt và là ví dụ đặc trưng của cảm giác kèm (synesthesia). Ảnh: Imgur. |
|
Con mèo đang đi lên hay đi xuống cầu thang: Thêm một bức ảnh gây tranh cãi trên mạng. Hiện tại, chưa nhà khoa học nào dám chắc về câu trả lời bởi bức ảnh trên mạng có chất lượng hình ảnh không cao. Các yếu tố như bậc cầu thang, bức tường hay sàn nhà đều mờ và vỡ nét. Ảnh: Stare Cat. |
|
Ảo giác về hồ nước: Hầu hết người xem đều nhìn thấy một hồ nước trong bức ảnh này nhưng thực tế, chẳng có cái hồ nào ở đây cả. Mặt hồ trong tưởng tượng của nhiều người thực chất chỉ là bức tường làm bằng bêtông. Ảnh: Imgur. |
Theo Zing
Tags: ảnh gây ảo giác