Để đẩy lùi cơn ho cần điều trị bằng thuốc một cách tích cực và nghiêm ngặt. Ngoài ra, nên tránh một số thức phẩm sau để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Thời tiết nóng ngày, lạnh về đêm và sáng nên rất nhiều người bị ho, nhất là trẻ em. Ho kèm rát ngứa họng, mất tiếng rất khó chịu, nguyên nhân theo các bác sĩ Đông y là rất có thể là họ đã không kiêng khem khi ăn uống. Vậy khi ho không nên ăn gì?
Theo Lương y bác sĩ Đông y Phạm Hinh (Trung ương Hội Đông y Việt Nam), những cơn ho đờm, ngứa họng, viêm họng kéo dài rất khó chịu, nếu không muốn cơn ho gia tăng, cần đẩy lùi bằng thuốc và tránh ăn một số thực phẩm.
Lương y Đào Phan Toàn, Phòng khám Đông y Phan Toàn (Hội viên Hội Đông y Thanh Hóa) cũng cho hay, phần lớn ho do cơ thể nhiễm lạnh, gây tổn thương cho phổi. 60% ho là do thay đổi thời tiết, do để cơ thể nhiễm lạnh, đi chân trần… nếu không kiêng khi ăn uống thì lâu khỏi và có thể tự điều chỉnh để hết ho không cần dùng thuốc.
Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh (cá, tôm, cua…) vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho.
Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh (cá, tôm, cua…) vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Ảnh minh hoạ: Internet
Các loại rau củ có nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ… vì chúng kéo đờm, kích thích cổ họng sinh ho.
Những đồ bảo quản trong tủ lạnh, đồ đông lạnh chưa được làm nóng cũng không nên ăn, bởi người đang ho ăn vào sẽ làm đường hô hấp, phổi bị lạnh sẽ khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Các cơ quan liên quan như tì vị ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh cũng bị suy giảm chức năng. Do đó với những đồ ăn trữ lạnh, nên hâm nóng rồi mới ăn.
Các món ăn có vị cay rất ngon miệng, lợi cho tiêu hóa nhưng khi bị ho thì lại không nên ăn, nhất là với người bị viêm họng cấp. Nguyên nhân là khi bị viêm họng, thành họng bị viêm rát đỏ, các món ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt… sẽ có thể làm họng sưng rát nóng đỏ phần viêm nặng hơn. Vị cay kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho gia tăng. Với trẻ em ăn cay mà bị ho rất dễ bị sặc, gây nguy hiểm.
Các món nướng, rán (chiên), xào cũng không nên ăn nhiều (nhất là người bị viêm họng, người già bị viêm amydan hoặc khi nuốt nước bọt đau…). Ảnh minh hoạ: Internet
Các món nướng, rán (chiên), xào cũng không nên ăn nhiều (nhất là người bị viêm họng, người già bị viêm amydan hoặc khi nuốt nước bọt đau…). Nguyên do là dù món này được nhai vẫn cứng, khi nuốt sẽ cọ xát với thành họng gây đau, xước, tổn thương bề mặt… khiến họng lâu hồi phục. Đồ chiên, xào còn làm dịch đờm tăng, ho lâu khỏi.
Trẻ em thích ăn thịt xông khói và những món ăn vặt có hàm lượng muối cao như bimbim, khoai tây… thì bố mẹ cũng không nên chiều con mà cho ăn nhiều vì chúng đều có thể làm ho gia tăng.
Các món như, lòng đỏ trứng, súp khoai, xốt có bột năng, bột đao, không thích hợp với người bị ho, viêm họng bởi thành họng có nhiều chỗ lồi lõm, thức ăn đặc khó nuốt, kích thích gây ho và tình trạng ho rất tồi tệ với người bị viêm amidal. Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.
Người mắc bệnh ho cần kiêng rượu lạnh, bia lạnh có thể làm tăng độ rát của họng. Bởi rượu không đủ để sát khuẩn ngược lại có thể làm cho tình trạng viêm họng càng trở nên trầm trọng. Ảnh minh hoạ: Internet
Người mắc bệnh ho cần kiêng rượu lạnh, bia lạnh có thể làm tăng độ rát của họng. Bởi rượu không đủ để sát khuẩn ngược lại có thể làm cho tình trạng viêm họng càng trở nên trầm trọng.
Bệnh nhân bị ho không nên uống đồ có ga, càng không nên uống các loại nước đá giải nhiệt vì thể gây khàn tiếng, mất giọng, làm cho tình trạng ho càng trở nên trầm trọng hơn.
Nếu bạn bị ho, cần phải làm tiêu đờm trong cổ họng của bạn. Tránh các loại thực phẩm tạo ra chất nhầy có thể giúp giảm ho.
Một nghiên cứu ghi nhận rằng đối với một số người, uống sữa làm kích thích tạo ra chất nhầy trong đường hô hấp, trong đó có phổi và cổ họng. Protein từ việc tiêu hóa sữa kích thích sản sinh chất nhầy dư thừa trong đường ruột. Sữa và các sản phẩm từ sữa khác có thể có tác dụng tương tự trên đường hô hấp, đặc biệt là nếu đã có nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Nếu bạn bị ho, nên tạm thời kiêng uống sữa để nhanh hồi phục.
Nên bổ sung nước cho cơ thể, nhưng tránh đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực và một số loại nước ngọt. Caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ kích thích đi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước. Ảnh minh hoạ: Internet
Cổ họng khô có thể gây khó chịu khi nuốt và khiến bạn bị ho khan, khàn giọng. Hãy giữ cơ thể đủ nước để giúp làm dịu cổ họng khô.
Nên bổ sung nước cho cơ thể, nhưng tránh đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực và một số loại nước ngọt. Caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ kích thích đi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước.
Theo THÁI HÀ (TỔNG HỢP)