logo
banner top
banner top

5 điều cấm kỵ đừng dại nói với sếp

Ngày đăng: 24/11/2018 7:45

Nếu bạn biết 5 điều cấm kỵ tuyệt đối không được nói với sếp, chắc chắn bạn là nhân viên thông minh và con đường sự nghiệp sẽ bớt “gạch đá”.

Nói xấc

Sếp vừa bước vào văn phòng, nhân viên đã buông lời cợt nhả: “Ồ, hôm nay trông sếp thật đẹp trai … lồng lộn”; “Trời! Halloween à? Sếp ‘hoá trang’ kiểu gì kỳ dzợ? Nhìn hông giống gì hết luôn…”

“Lời nói chẳng mất tiền mua”, nhưng thời buổi này, ngay cả hàng tặng miễn phí cũng không có nghĩa bạn tặng gì người ta cũng sẵn sàng đón nhận, nữa là người nhận ở đây là sếp.

5 điều cấm kỵ đừng dại nói với sếp - Ảnh 1.

Cho dù là đùa, sẽ không ai vui khi bị đem ra bỡn cợt, bị nghe nói xấc, bị “xóc óc” bằng những lời mà người lịch sự không chọn để cho vào từ điển công sở. Bạn có thể chứng minh cá tính bản thân, sự hiểu biết về mọi phương diện, nhưng hãy cân nhắc thật kỹ về sự  lựa chọn ngôn ngữ, bởi lời nói chính là cánh cửa đầu tiên để bạn bước vào bất cứ điều gì trong cuộc sống.

banner

Nói ngang

Sếp vừa đưa ra bàn bạc, thảoluận về một vấn đề khúc mắc, rõ ràng là có sự mâu thuẫn trong quyền lợi của cơ quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Trong khi một số người lựa lời rụt rè đưa ý kiến, bạn cứ thẳng thắn “phang” tanh bành, lời múa như gậy, ngôn từ bắn phần phật có cả tiếng gió, nhưng rốt cục ý bạn là “em thấy chả sao cả”; “với em sao cũng được”…

Nghe những lời nói ngang sẽ khiến người khác vô cùng khó chịu, đặc biệt là cảm giác phí thời gian; và sau đó là trong đầu cử toạ sẽ ấn định ngay hình ảnh bạn là kẻ “hai hàng”. Trước tất cả các tình huống gây tranh luận, hãy đưa ra những ý kiến thật sự, cho dù ý kiến của bạn có thể thuộc về bên trắng hoặc bên đen, nhưng “mèo đen hay mèo trắng đều bắt được chuột” cả; còn nếu bạn không thuộc phái mèo đen cũng không ở bên lãnh địa của mèo trắng thì cuối cùng con thuyền sự nghiệp của bạn neo đậu bến nào?

5 điều cấm kỵ đừng dại nói với sếp - Ảnh 2.

Nói không “có sách”

Các cụ có câu: “Nói có sách, mách có chứng”. Nếu chuyện gì bạn cũng thì thầm nhỏ to với sếp đầy đủ cả, tưởng như bạn rất trung thành, nhưng sau một thời gian sếp kiểm chứng lại những gì bạn nói, không thấy chút sự thật nào, thì có thể bạn là người ra đi sớm hơn cả những người mà bạn hay nhắc đến.

Không ai thích những nhân sự rắc rối và dễ làm xáo trộn bộ máy. Mà sự thật thì có thể rất khác xa nhau tuỳ thuộc vào miệng lưỡi của mỗi người. Thậm chí, những đồng nghiệp nguy hiểm còn có thể “tạo dựng sự thật” với những bằng chứng “thật hơn cả thật” mà bạn không hề biết trước.

Để hoá giải được chiêu “đổi trắng thay đen” này, bạn chỉ cần cẩn trọng lời ăn tiếng nói, thà nói ít nhưng lời nói có chất lượng. Lời nói luôn đi kèm với bằng chứng rõ ràng minh bạch và phần giải thích khách quan nhất, đủ để người khác có thể hiểu mình.

Clip đề xuất - Duy Phương: Chẳng ai mong mình bị bệnh để xin tiền người khác

Nói kiểu ngây thơ

Sếp hào hứng: “Kết thúc một năm vui vẻ, công việc xong rồi, hôm nay team mình đi “xoã” một hôm nhé?” – “Đi đâu giờ sếp? Em chưa “xoã” bao giờ, chả có ý tưởng gì cả…” – Bạn ngây thơ thật hay vờ ngây thơ? Hay bạn muốn sếp của bạn mãi mãi “ngoài vùng phủ sóng ăn chơi” với nhân viên? Hay bạn có ý định… “thả thính”?…  Hãy nhớ rằng thời nay, tìm kiếm người yêu hay bạn đời (dù trường hợp này rất ít tình cờ làm chung trong một công sở) lại càng ít hơn những người thích ở bên cạnh một bạn đồng hành ngờ nghệch, thiếu trải nghiệm, kém ý tưởng.

5 điều cấm kỵ đừng dại nói với sếp - Ảnh 3.

Bạn đề nghị một kế hoạch, tất cả các khâu sếp đều thông qua. Nhưng đến khâu cuối, khi sếp hỏi: “Về phần trăm hoa hồng thì thế nào?” Bạn tắc tị: “Phần trăm hoa hồng gì hả sếp? Cho ai ạ? Em không biết ạ…” – Chứng tỏ: Một là bạn rất … ngây thơ, chưa thành công trong bất cứ một thương vụ nào; hai là bạn không nắm rõ các quy định của cơ quan. Nếu công ty đã quy định chặt chẽ rằng phải đảm bảo không nhận hoa hồng của bất cứ hợp đồng nào, bạn hãy trình bày rõ với sếp rằng mình đã nghiên cứu nội quy. Về phía đối tác, bạn có thể hứa sẽ tìm hiểu và báo cáo lại nhưng tránh kết hợp với những đối tác chỉ chú trọng về hoa hồng, bởi chỉ riêng một yếu tố đó đã cho sếp của bạn thấy đối tác đó không đặt chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng là điểm quan trọng số 1 rồi.

Nói như… nằm mơ

Bất cứ chuyện lớn nhỏ gì xảy ra trong cơ quan, bạn cũng lơ ngơ không biết, không nghe, không thấy. Rồi hỏi lại, hoặc đề nghị kể thêm, vì: “Em chưa biết gì cả”; “Tại sao cả cơ quan biết mà mỗi mình em không biết chuyện này?”…

Tất nhiên sếp không thích các “bà tám”, nhưng cũng không thích các “nàng tiên” cả ngày cứ mộng mơ ở xứ sở diệu kỳ nào đó. Công việc vô cùng thực tế, căng thẳng, nhiều stress, thậm chí có thể đổ vỡ. Sếp không phải “ông Bụt” lúc nào cũng hiện lên cho phép màu mà chính bạn mới là người giải quyết tất cả những rắc rối của công việc.

Hãy sống với đúng khoảnh khắc thật mà bạn đang có mặt ở đó, nghe nhiều hơn nói, cất lời tích cực để sếp thấy tín hiệu phát ra từ bạn là “đèn xanh” chứ không phải lúc nào cũng sôi sục “đèn đỏ” hoặc lơ mơ “đèn vàng”.

Theo Hoà Bình – Ảnh: Internet

Theo Người Lao Động

Tags: , ,